Hướng dẫn cách làm giò heo hầm ngũ quả giàu dinh dưỡng

0
169

Món giò heo hầm ngũ quả là sự kết hợp bùng nổ giữa sự dai dai, béo béo của chân giò và sự thơm ngon, màu sắc của các loại củ quả như táo, cà rốt, hành tây, nấm hương,… Đây là món ngon từ thịt mà có thể sáng tạo để biến tấu danh sách ‘ngũ quả’ tùy theo sở thích của mình. Chắc chắn món ăn này sẽ là một trong những món giềng của gia đình bạn!

1. Nguyên liệu làm chân giò hầm ngũ quả

(Khẩu phần dành cho 4 người)

  • Chân giò: 2 kg
  • Nấm hương khô: 70 gam
  • Táo: 1 quả (hoặc táo tàu: 3- 4 quả)
  • Cà rốt: 1 củ vừa
  • Thuốc bắc hầm canh: 1 gói
  • Hành tây: 1 củ lớn
  • Gừng: ⅓ củ
  • Rau mùi: 2 cây
  • Nước tương: 5 muỗng canh
  • Muối, bột canh, ớt, tiêu: 1 ít

Nguyên liệu cần thiết cho món chân giò ngũ quả thơm lừng

Nguyên liệu cần thiết cho món chân giò ngũ quả thơm lừng

2. Cách chế biến Chân giò hầm ngũ quả

Bước 1: Sơ chế nguyên liệu

  • Đầu tiên, bạn cần rửa sạch phần nấm hương khô, chú ý phần tai nấm vì đây là nơi chứa khá nhiều bụi. Tương tự, rửa sơ nguyên liệu có trong gói thuốc bắc. Sau đó, cho ra một tô sạch và ngâm trong nước nóng cho nấm mềm ra.
  • Khi nấm đã nở ra, vắt khô nấm và để lại phần nước ngâm nấm. Nước nấm sẽ được dùng làm nước hầm thịt.
  • Hành tây bóc vỏ, rửa sơ rồi thái thành từng lát mỏng hoặc bổ thành múi cau.
  • Gừng rửa sạch, cạo bỏ vỏ, đập dập để tinh dầu trong gừng dễ tiết ra trong khi hầm. Tránh đập gừng quá nát vì sẽ rất khó để vớt ra sau khi hầm một thời gian dài lâu.
  • Rửa táo rồi cắt thành từng múi, từ trên xuống, tránh cắt quá mỏng để táo không bị nát khi hầm lâu. Tương tự với cà rốt, bạn cần bào đi phần vỏi rồi cắt thành từng khoanh tròn dày từ 0.7 đến 1cm. Bạn cũng có thể tỉa thêm những cánh hoa, thay cho phần trang trí.
  • Cuối cùng, rửa sơ 2kg chân giò dưới vòi nước, chú ý phần kẽ móng, đầu mũi giò, có thể chà thêm với muối rồi ngâm trong dung dịch rượu trắng loãng để khử mùi tanh.

Cắt táo thành 6 - 8 phần tùy kích thước, gọt vỏ và đập dập gừng

Cắt táo thành 6 – 8 phần tùy kích thước, gọt vỏ và đập dập gừng

Bước 2: Luộc sơ

  • Đầu tiên, nấu một nồi nước đầy, cho vào một chút muối và đun đến khi nước sôi.
  • Khi nước đã sôi già, cho chân giò vào chần sơ trong khoảng 2 – 3 phút, trở mặt liên tục để luộc chín các mặt da.
  • Sau đó, tắt bếp, bỏ phần nước chần rồi rửa lại với vài lần nước sạch. Ngoài ra, bạn có thể ngâm toàn bộ số chân giò trong một tô đá lạnh, việc này sẽ giúp cho phần da trở nên giòn hơn. Đồng thời, phần bụi bẩn và tế bào chết trên phần giò cũng dễ bong ra.
  • Dùng dao, cạo sạch phần da giò heo rồi rửa sơ lần cuối rồi để ráo

Bước 3: Áp chảo chân giò

Để chân giò không bị bở, nhão sau khi nấu quá lâu, bạn nên áp chảo sơ trước khi cho vào hầm. Làm nóng mặt chảo chống dính, cho phần giò đã để ráo hoàn toàn lên chảo. Áp đều tất cả các mặt, cho đến khi phần da trở nên săn lại thậm chí là hơi xém một chút.

Hoặc:

Cho 1 thìa canh đường vào nồi rồi đun với lửa nhỏ cho đến khi đường chảy lỏng và chuyển sang màu cánh gián thì cho chân giò vào. Đảo liên tục trong khoảng 4 – 5 phút để phần caramen thấm đều các mặt.

Hướng dẫn cách hầm giò heo siêu ngon chỉ trong 6 bước

Hướng dẫn cách hầm giò heo siêu ngon chỉ trong 6 bước

Bước 4: Ướp chân giò

  • Sau khi áp chảo, bạn cho chân giò vào một tô lớn, ướp cùng 5 muỗng canh nước tương, 1 chút muối hoặc bột canh và 1 chút bột ngọt rồi trộn đều. Không nên ướp với quá nhiều nước tương để mùi thịt và ngũ quả không bị lấn át. Bạn cũng có thể dùng tay để bóp đều phần thịt trong gia vị.
  • Ướp chân giò trong vòng 15 – 30 phút để ngấm gia vị. Mỗi 5 phút, bạn lại sóc đều một lần để mặt trên không bị khô, ít thấm gia vị.

Bước 5: Rang thơm gia vị

  • Sơ chế hành, tỏi, gừng, quế, thảo quả, hoa hồi và lá nguyệt quế.
  • Đặt chảo lên bếp, đun nóng mặt chảo với khoảng 1 – 2 thìa dầu ăn
  • Đổ toàn bộ chỗ gia vị trên lên chảo rồi rang cho đến khi ngửi thấy mùi thơm, các mặt hơi xém một chút.

Đảo sơ các loại gia vị có mùi thơm trong vòng vài phút

Đảo sơ các loại gia vị có mùi thơm trong vòng vài phút

Bước 6: Hầm chân giò

  • Khi chân giò hầm ngũ quả đã ngấm gia vị, cho giò vào nồi áp suất cùng với nước ngâm nấm, táo, gừng, các những gia vị thuốc bắc. Cuối cùng, cho thêm  ½ thìa canh muối vào rồi đậy nắp lại. Bạn chỉ nên đổ nước sấp mặt thịt. Nếu pha quá loãng, nước hầm sẽ mất đi sự đậm đà.
  • Đun cho đến khi sôi thì hạ nhỏ lửa rồi hầm từ từ trong vòng 40 phút với nồi thường, 15 – 20 phút với nồi áp suất.
  • Hết thời gian, xả van nồi áp suất, mở nắp để cho tiếp hành tây và cà rốt vào.
  • Đậy nắp rồi hầm thêm 20 phút nữa với nồi thường, 5 – 7 phút với nồi áp suất. Thời gian có thể tăng giảm tùy thuộc vào độ nhừ bạn muốn ăn.
  • Hết thời gian, vớt bỏ hành tây, gừng cũng như lớp váng mỡ nổi trên bề mặt nước hầm.
  • Cuối cùng, cho tiếp phần nấm hương vào, mở nắp và đun sôi thêm 5 phút nữa. Nêm nếm gia vị cho món giò heo hầm ngũ quả vừa miệng rồi tắt bếp.

Bước 5: Bài trí và thưởng thức

Cho phần giò heo hầm ngũ quả ra tô hoặc đĩa lòng sâu. Rắc một ít tiêu lên, kèm một vài cọng hành ngò để thêm điểm nhấn. Bây giờ, hãy tận hưởng thành quả của bạn thôi nào!

Mẹo nấu thành công chân giò hầm nấm nguyên cái

Cách chọn mua chân giò tươi ngon

  • Khi mua chân giò chắc chắn ai cũng thắc mắc mua chân giò trước hay sau, bạn nên chọn cắp móng trước để có nhiều thịt mềm cùng phần da không quá dai.
  • Kiểm tra độ tươi bằng cách ấn tay lên phần thịt để xem sự đàn hồ. Nên chọn giò có phần móng nguyên vẹn. Một bộ móng đẹp chứng tỏ nó được lấy từ một chú heo khỏe mạnh.
  • Để chắc chắn không phải phân vân mua chân giò hầm ở đâu, bạn nên chọn mua giò heo từ những địa chỉ cung cấp thịt heo uy tín.
  • Không nên mua thịt đã xuất hiện đốm xanh, bầm tím hay thịt có dấu hiệu nhão và mùi thối.

Một số mẹo đơn giản để chọn được giò heo tươi ngon

Một số mẹo đơn giản để chọn được giò heo tươi ngon

Cách sơ chế chân giò sạch, không hôi

  • Cách 1: Thui sơ chân giò bằng máy khò ga mini hoặc đốt giấy báo, rơm để thui xém phần da.
  • Cách 2: Trụng sơ chân giò với nước sôi già với một ít muối, khoảng 2 – 3 phút rồi mang ra rửa sạch dưới vòi nước lạnh.
  • Cách 3: Bạn cũng có thể khử mùi với 2 muỗng canh nước cốt chanh (giấm hoặc rượu trắng). Dùng tay hoặc vỏ chanh để chà nhẹ lên từng ngóc ngách giò trong vòng 2 – 3 phúy. Cuối cùng, rửa sạch một lần nữa với nước sạch.

Thui là Cách phổ biến để giảm bớt mùi hôi mà vẫn giữ được độ dai

Thui là Cách phổ biến để giảm bớt mùi hôi mà vẫn giữ được độ dai

Một số lưu ý khác

  • Khi hầm, bắt đầu với nước sôi già rồi mới hạ lửa nhỏ dần. Nếu hầm với nồi thường, không đậy nắp để tránh làm đục nước. Để lửa nhỏ vì hầm càng lâu, tủy ngọt từ xương sẽ tiết ra và khiến nước súp trở nên đậm đà hơn. Liên tục hớt bỏ phần bọt để  nước xương được trong.
  • Cho vào nồi nước canh giò heo hầm củ quả vài củ hành tím đã nướng từ trước. Nó sẽ giúp nước hầm trở nên thơm và ngọt hơn.
  • Nếu muốn nước súp giò heo hầm củ quả trong, bạn chỉ nên sử dụng muối thay vì bột nêm và nước mắm. Ngoài ra, nước mắm có thể khiến phần nước dùng trở nên hơi chát.

Giò heo hầm ngũ quả là một món ăn vô cùng ngon và bổ dưỡng, rất đưa cơm, đặt biệt là trong những ngày đông cuối năm. Từng miếng giò heo mềm, béo và thơm mùi thảo quả, chắc chắn sẽ khiến bạn không thể dừng lại. Chần chừ gì nữa, cùng inauanngon.com lao vào bếp để thử làm món ăn này ngay đi nào!

Summary
recipe image
Recipe Name
Cách làm giò heo hầm ngũ quả
Author Name
Published On
Preparation Time
Cook Time
Total Time

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây