Bỏ túi cách làm sữa chua không bị dăm đá dẻo mịn tan trong miệng

0
34

Cách làm sữa chua không bị dăm đá dẻo mịn không quá khó như bạn nghĩ. Bí quyết phụ thuộc vào cách bạn ủ sữa chua. Để thực hiện thành công món ăn vặt này hãy cùng tiến hành theo các bước hướng dẫn dưới đây cùng một số lưu ý chia sẻ từ bài viết.

Nguyên liệu chuẩn bị làm sữa chua

Bạn cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu cần thiết trước khi tiến hành sơ chế và ủ sữa chua. Các nguyên liệu gồm có:

  • Sữa tươi không đường: 1 lít;
  • Sữa đặc: ½ lon ~ 160g;
  • Sữa chua cái: 1 hộp ~ 100ml;
  • Dụng cụ: Đồ ủ, hũ đựng sữa chua, dụng cụ khuấy, nồi nấu;

Các bước làm sữa chua không bị đông đá dẻo mịn

Cách làm sữa chua dẻo mịn không bị đá phụ  thuộc vào quy trình thực hiện của bạn. Theo đó, cần phải thận trọng trong từng thao tác để có mẻ sữa chua thành phẩm thành công. Dưới đây là hướng dẫn:

Bước 1: Pha hỗn hợp sữa

Bạn hòa tan 1 lít sữa tươi cùng với ½ lon sữa đặc có đường đã chuẩn bị. Chia hỗn hợp thành hai phần bằng nhau.

Lưu ý: Ưu tiên sử dụng các dụng cụ bằng gỗ, sứ để làm sữa chua sẽ giúp sản phẩm giữ được vị truyền thống.

Pha hỗn hợp sữa tươi và sữa đặc để làm sữa chua không bị dăm đá

Pha hỗn hợp sữa tươi và sữa đặc để làm sữa chua không bị dăm đá

Cần đảm bảo vệ sinh sạch sẽ các dụng cụ và hũ chứa sữa chua trước khi chế biến. Phơi dụng cụ dưới ánh nắng mặt trời hoặc trụng qua nước sôi để diệt khuẩn giúp quá trình lên men tốt hơn, không bị dăm đá.

Bước 2: Làm hỗn hợp sữa chua cái

Bạn lấy một phần sữa ở trên cho vào nồi rồi đun sôi trên bếp ở lửa nhỏ. Chú ý chỉ đun cho hỗn hợp bốc hơi nóng, sôi lăn tăn là được thay vì sôi bùng.

Khi đó, bạn cho hỗn hợp vừa đun trộn đều với  phần sữa còn lại thì nhiệt độ của sữa sẽ trung hòa về khoảng 50 độ C. Kế đến bạn cho sữa chua cái vào khuấy đều theo 1 chiều.

Làm hỗn hợp sữa chua cái trước khi ủ sữa chua không dăm đá dẻo mịn

Làm hỗn hợp sữa chua cái trước khi ủ sữa chua không dăm đá dẻo mịn

Lưu ý: Sữa chua cái nên sử dụng dạng không lạnh thì men sẽ hoạt động tốt và không bị sốc nhiệt khi cho vào hỗn hợp sữa. Bạn nên lấy sữa chua cái trong tủ lạnh ít nhất 2h trước khi sử dụng.

Bước 3: Ủ sữa chua không bị dăm đá dẻo mịn

Cho sữa chua cái vào hũ thủy tinh và chuẩn bị mang đi ủ 

Cho sữa chua cái vào hũ thủy tinh và chuẩn bị mang đi ủ 

Bạn cho hỗn hợp sữa chua cái vào ca có miệng rồi cho lần lượt vào các hũ thủy tinh có nắp đậy. Sau đó mang đi ủ sữa chua từ 6 – 8 tiếng tùy vào nhiệt độ thời tiết. Có 2 cách ủ tiện dụng để lựa chọn:

  • Ủ trong nồi cơm điện: Bạn làm nóng nồi cơm điện với nước từ 5 – 7 phút rồi đổ nước trong nồi ra. Bạn xếp sữa chua chua vào, cho nước ấm vào lại ngập ⅔ sữa chua là được. Ủ 6 tiếng và liên tục kiểm tra nhiệt độ trong nồi. Nếu không đủ nóng thì bạn bật nồi về chế độ cook trong 5 phút là được.
  • Ủ trong thùng xốp: Bạn xếp sữa chua vào thùng xốp, thêm nước ấm 50 – 60 độ C ngập ⅔ hũ sữa chua. Phủ khăn và đậy nắp rồi ủ trong 6 – 8 tiếng. Cứ 2 tiếng lại kiểm tra nhiệt độ trong thùng xốp, nếu không đạt yêu cầu thì châm thêm nước.

Ủ sữa chua từ 6 - 8 tiếng để men hoạt động, sữa chua đông đặc 

Ủ sữa chua từ 6 – 8 tiếng để men hoạt động, sữa chua đông đặc 

Bước 4: Thành phẩm và thưởng thức

Sau khi hoàn thành, bạn cho sữa chua vào ngăn mát tủ lạnh để sử dụng dần. Sữa chua ngoài ăn không có thể kết hợp với trái cây, ngũ cốc, các loại hạt dinh dưỡng,… để tăng hương vị và dinh dưỡng. Sữa chua ăn mịn, ngon dẻo mà không hề bị đông đá khiến bao người thích mê.

Sữa chua thành phẩm không bị đông đá dẻo mịn, ăn thích mê

Sữa chua thành phẩm không bị đông đá dẻo mịn, ăn thích mê

Lưu ý đối với cách làm sữa chua không bị dăm đá dẻo mịn

Với cách làm sữa chua mịn không bị đá thì yêu cầu quan trọng nhất chính là công đoạn ủ sữa chua. Theo đó, bạn cần đảm bảo một số yêu cầu dưới đây thì sẽ có thành phẩm sữa chua dẻo mịn, thơm ngon:

  • Sữa chua cần được ủ ở nhiệt độ thích hợp, khoảng 35 – 54 độ C, không ủ ở nhiệt độ quá cao dễ làm chết men.
  • Tránh di chuyển sữa chua quá nhiều lần trong quá trình ủ.
  • Nhiệt độ ủ sữa chua dao động từ 6 – 10 tiếng tùy thuộc vào dụng cụ ủ sữa chua. Ủ trong nồi cơm điện từ 8 – 10 tiếng, lò nướng từ 6 – 8 tiếng. Nếu thời tiết nóng thì giảm thời gian ủ sữa chua và ngược lại.
  • Cần làm sạch tất cả dụng cụ làm sữa chua, tránh tình trạng nhiễm khuẩn ảnh hưởng đến quá trình lên men.
  • Sữa chua cái nên làm nguội ở nhiệt độ phòng trước 2 tiếng thay vì sử dụng trực tiếp khi mới lấy từ tủ lạnh ra. Vì như vậy dễ làm men bị sốc nhiệt, dễ chết.
  • Nấu hỗn hợp sữa không được nấu sôi mạnh sữa sẽ bị tách lớp, ủ sữa chua sẽ không dẻo mịn và bị dăm đá.

Cách làm sữa chua không bị dăm đá dẻo mịn phụ thuộc vào nhiệt độ khi ủ sữa chua

Cách làm sữa chua không bị dăm đá dẻo mịn phụ thuộc vào nhiệt độ khi ủ sữa chua

Trên đây là cách làm sữa chua không bị dăm đá mà inauanngon.com tổng hợp được để chia sẻ đến chị em. Cách thực hiện đơn giản, bạn chỉ cần chú trọng đến quy trình ủ và nhiệt độ là đã có mẻ sữa chua thơm ngon. Chúc chị em thực hiện thành công nhé!

Summary
recipe image
Recipe Name
Cách làm sữa chua không bị dăm đá
Author Name
Published On
Preparation Time
Cook Time
Total Time

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây