Bánh đúc lạc là món ăn đặc trưng của người miền Bắc. Với công thức làm bánh đơn giản, nguyên liệu dễ chuẩn bị nhưng hương vị lại gây thương nhớ. Vì thế nhiều người con xa xứ đều vô cùng nhớ hương vị của món ăn dân dã gắn liền với tuổi thơ này. Nếu bạn đang ghiền món ăn này hãy cùng vào bếp làm bánh đúc lạc miền Bắc thơm ngon theo chia sẻ dưới đây.
Bánh đúc lạc – Món bánh truyền thống của người Việt
Bánh đúc lạc là loại bánh với phần nhân là các hạt lạc (đậu phộng) chứ không có nhiều loại nguyên liệu như các loại bánh đúc khác. Đây là món ăn dân dã vô cùng quen thuộc của người Hà Nội cùng các tỉnh thành phía Bắc.
Bánh mang tới một hương vị béo ngậy, vỏ bánh mềm mượt mang lại sự nóng hổi hòa quyện với hạt lạc béo béo. Khi thưởng thức món bánh đúc lạc chắc chắn bạn sẽ luôn ghi nhớ đến ký ức đẹp, khó quên này. Món bánh đúc này là món quà truyền thống của nhiều người Việt trong những dịp đặc biệt, lễ, Tết.
Nguyên liệu làm bánh đúc lạc
Bánh đúc lạc với nguyên liệu đơn giản, thậm chí có sẵn trong căn bếp gia đình. Để làm bánh đúc lạc chuẩn vị miền Bắc hãy chuẩn đầy đủ các nguyên liệu sau đây:
- Bột gạo tẻ: 300g;
- Đậu phộng nguyên vỏ: 150 – 200g;
- Vôi tôi: 50g;
- Nước: 4.5 lít.
- Muối;
- Gia vị ăn kèm: Ớt, tương bần hoặc mắm tôm;
Lưu ý: 50g vôi tôi hòa với 4.5 lít nước để chắt lấy 2 lít nước vôi trong pha với bột bánh.
Hướng dẫn cách thực hiện
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu cần thiết bạn cùng bắt tay vào thực hiện bánh đúc lạc chuẩn hương vị miền Bắc theo các bước dưới đây:
Sơ chế các nguyên liệu
Luộc mềm đậu phộng: Nấu một nồi nước sôi, cho đậu phộng vào luộc cho đến khi chín mềm. Sau đó, vớt ra và xả nước lạnh, để sang một bên. Lưu ý: Nếu thích bạn có thể ngâm đậu qua đêm cho mềm, loại bỏ phần vỏ lụa có trong đậu để quấy với bột bánh đúc.
Luộc cho đậu phộng chín mềm
Hòa 50g vôi tôi vào 4.5 nước lọc. Để vôi tôi nhanh tan bạn nên cho vôi qua rây, đánh cho tan rồi cho vào nước. Cách này còn giúp loại bỏ phần cặn của vôi tôi. Sau đó, bạn đợi cho đến khi vôi tôi lắng xuống đáy thì gạn lấy 1.5 lít nước vôi trong cho vào nồi, đun cho sôi. Còn 0.5 lít nước vôi trong còn lại pha trực tiếp với bột.
Pha bột bánh
300g bột gạo tẻ + 0.5 lít nước vôi trong. Bạn khuấy nhẹ nhàng, từ từ cho đến khi bột gạo tẻ hòa tan đều trong nước vôi trong là đạt. Có thể lược qua rây để loại bỏ phần bột vón cục.
Pha bột bánh đúc lạc
Khi 1.5 lít nước vôi trong sôi bốc hơi nước, bạn đổ bột từ từ vào nồi nước đang sôi. Vừa đổ bột vừa quậy rất nhanh tay để bột không bị vón cục. Lúc này, hạ lửa về mức nhỏ để không bị cháy xém đáy nồi, bột chín đều.
Bạn tiếp tục quấy bột ở lửa nhỏ cho đến khi bột mịn, trong rồi thêm đậu phộng vào bột và tiếp tục quấy. Thêm 1 muỗng cafe muối để bột bánh thêm đậm đà. Khi bột có màu vàng kem sáng, rót xuống thấy bột bánh chảy mềm mại như dải lụa, không bị đứt là bánh đã chín.
Bạn đổ bột ra đĩa hoặc ra mâm lớn tùy ý. Để cho bột bánh đúc nguội và thưởng thức sẽ ngon hơn so với ăn bánh nóng.
Quấy chín bột với đậu lạc
Pha nước chấm
Bánh đúc lạc miền Bắc thích hợp chấm với nước tương bần, mắm tôm. Hương vị của những loại nước chấm này làm món bánh đúc thêm đậm đà, ngon khó lòng mà cường lại.
Bạn pha nước tương phù hợp với khẩu vị vì tùy thuộc vào từng loại tương sẽ có độ mặn khác nhau. Cắt một chút ớt vào tương để tăng thêm hương vị cho món bánh đúc.
Pha nước chấm và thưởng thức bánh đúc lạc
Lưu ý quan trọng khi làm bánh đúc lạc tại nhà
Bên cạnh những hướng dẫn chi tiết về cách làm bánh đúc lạc tại nhà đã nêu trong bài viết này bạn cần nắm thêm một số lưu ý sau:
- Bạn có thể thêm dừa để tạo thêm vị bùi và béo ngậy cho bánh đúc. Bí quyết này mang tới một vị ngọt, ngào trong công thức làm bánh đúc lạc.
- Phết thêm một lớp dầu ăn lên dao để cắt bánh đúc dễ dàng hơn và không bị nát.
Bánh đúc cắt miếng vừa ăn, chấm với tương là đã có thể thưởng thức rồi đấy. Bánh có màu đặc trưng của vôi tôi, hơi ngả vàng, ăn mềm giòn với lạc bùi béo rất ngon. Chúc các bạn thành công với cách làm bánh đúc lạc miền Bắc mà bài viết này chia sẻ nhé!