Bánh dày là món ăn truyền thống của người Việt, dùng để thể hiện lòng biết ơn của con cháu đối với ông bà tổ tiên. Có nhiều công thức làm bánh dày khác nhau, trong đó bánh dày giò là món ngon được yêu thích. Ở miền Nam, người ta gọi bánh dày giò là bánh dày kẹp chả lụa. Cùng vào bếp làm món bánh dày giò chuẩn ngon theo hướng dẫn dưới đây.
Ăn bánh dày giò có béo hay không?
Liệu ăn món bánh dày giò có béo hay không là câu hỏi được nhiều bạn đọc đặc biệt quan tâm. Bánh có thể thưởng thức vào bữa sáng để tiết kiệm tài chính tối đa.
Mỗi ngày cơ thể chúng ta cần 2000 calo để đảm bảo các hoạt động hàng ngày được duy trì. Đây là lượng calo cần cung cấp nhưng không khiến cơ thể bạn trở nên béo phì, tăng cân. Theo nghiên cứu, một chiếc bánh dày giò có khoảng 340 calo nên hãy ăn 1 cái bánh trong 1 bữa thôi nhé. Do đó, để có câu trả lời chính xác ăn bánh dày giò có béo không cần xét chế độ dinh dưỡng và luyện tập.
Nguyên liệu làm bánh dày giò
Để có món bánh dày kẹp chả chuẩn ngon hương vị miền Bắc, bạn hãy chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu dưới đây:
- Bột nếp: 200g;
- Giò lụa: 200g;
- Sữa tươi không đường: 100ml;
- Nước nóng: 100ml;
- Dầu ăn;
- Muối;
- Lá chuối tươi;
Chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu cần thiết
Hướng dẫn cách làm bánh dày giò
Khi đã chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu cần thiết, bạn tiến hành làm bánh dày giò theo hướng dẫn chi tiết dưới đây:
Bước 1.
Cho bột nếp + ¼ muỗng cafe muối vào tô lớn và trộn đều. Muối sẽ giúp bánh bò thành phẩm có vị đậm đà, ăn ngon hơn. Trong trường hợp bạn muốn bánh dai hơn có thể cho thêm một ít bột nếp, bột bắp.
Bước 2.
Chia phần bột nếp thành hai phần, mỗi phần là 100g bột nếp. Sau đó, cho bột nếp vào 2 tô riêng biệt. Dưới đây, bài viết sẽ hướng dẫn hai cách làm bánh dày giò, tùy theo sở thích mà bạn lựa chọn cho phù hợp:
Pha bột bánh dày giò với nước nóng
Đầu tiên, cho từ 100ml nước nóng từ từ vào bột và đồng thời trộn đều. Sau đó, dùng tay nhào bột cho thật mịn. Nếu trong khi nhào bột thấy khối bột khô bạn có thể tăng thêm lượng nước, dao động từ 100 – 120ml tùy thuộc vào bột mới hay bột cũ.
Nhào cho đến khi bột nếp dẻo, không dính tay là được. Dùng màng thực phẩm bọc tô bột và để bột nghỉ trong 10 phút.
Trộn bột bánh dày với nước nóng
Pha bột với sữa tươi không đường
Nếu bạn thích vỏ bánh giày thơm và béo hơn, có thể pha bột với sữa tươi không đường thay vì pha với nước nóng.
Trước hết, bạn đun sữa tươi không đường ấm nóng. Lưu ý không đun sôi, sữa sẽ bị vón cục.
Khi sữa đã nóng bạn cho từ từ vào tô bột và đồng thời trộn đều. Sau đó, dùng tay nhào bột cho đến khi bột dẻo mịn và không dính tay là được. Phủ kín miệng tô bột bằng màng thực phẩm, để bột nghỉ trong thời gian 10 phút.
Bước 3. Lá chuối rửa sạch, lau khô và cắt thành hình trong với đường kính khoảng 7 cm. thoa dầu ăn lên mặt ngoài của lá chuối.
Chia bột thành 6 phần bằng nhau. Hoặc bạn có thể chia bột to nhỏ tùy thuộc vào nhu cầu và sở thích. Bạn vo tròn từng viên bột rồi dùng tay ấn dẹt bột và đặt trong lá chuối đã chuẩn bị sẵn. Thực hiện tương tự cho đến khi hết bột.
Bước 4. Hấp bánh
Trước đó, bạn cho nước vào nồi hấp và đun sôi nồi nước. Xếp bánh vào trong xửng hấp và khi nước sôi thì cho vào nồi nước. Bánh dày hấp trong thời gian 7 – 9 phút. Tắt bếp và để cho bánh nguội.
Hấp bánh dày từ 7 – 9 phút
Bước 5. Cắt giò thành từng miếng vừa ăn, cắt số khoanh giò bằng với số lượng vỏ bánh giày đã làm được. Bạn xếp những khoanh giò vào những chiếc bánh dày đã để nguội. Sau đó, đặt chiếc bánh dày khác lên trên là đã hoàn thành rồi đấy.
Hoàn thiện bánh dày giò
Yêu cầu thành phẩm
Bánh dày giò nổi bật với lớp bột dẻo mịn, hương thơm đậm đà. Khi thưởng thức bạn sẽ cảm nhận ngay một mùi thơm đặc trưng từ nếp và giò lụa tạo nên một sự kết hợp khiến ai cũng muốn ăn hoài. Bột nếp có độ dẻo mịn, giò lụa lại dai giòn mang đến một món ăn không bao giờ ngán.
Một số lưu ý cần nhớ khi làm bánh dày giò
- Bạn có thể thay thế sữa bằng nước lọc nếu không thích nguyên liệu này.
- Làm chín bánh bằng cách hấp hay luộc đều đảm bảo hương vị nguyên bản. Bạn chỉ cần chọn cách nấu phù hợp nhất với mình.
- Trước khi nhào bột hãy thoa một lớp dầu ăn lên tay đã nhé. Cách này giúp hạn chế tối đa tình trạng dầu bị dính vào tay.
- Bột nhào càng kỹ và đều tay thì bánh lại càng dẻo và ngon hơn.
- Chọn loại giò có mùi thơm hòa quyện giữa lá gói và thịt giò. Khi ăn có hương thơm, ngọt và không cảm giác quá khô. Miếng giò cắt ra mịn, ướt màu sắc trắng và hơi ngã sang hồng.
Vậy là chúng ta đã hoàn thành cách làm bánh dày giò rồi đấy. Cách làm bánh dày giò nhanh chóng, không tốn quá nhiều thời gian mà ăn sáng vô cùng ngon và thích hợp. Chúc các chị em thành công với món ăn này nhé!