Chia sẻ cách làm bánh đúc gạo lứt cho bữa ăn dinh dưỡng

0
483

Trong các món ăn truyền thống được làm từ bột gạo, bánh đúc là món ngon được nhiều người ưa thích. Tùy theo ẩm thực vùng miền mà bánh đúc được chế biến cho phù hợp với khẩu vị. Dưới đây, bài viết xin bật mí cách làm bánh đúc gạo lứt đơn giản, bất bại cho bữa ăn dinh dưỡng của gia đình. 

Nguyên liệu làm bánh đúc gạo lứt

Bánh đúc gạo lứt đặc biệt thích hợp cho những người ăn theo chế độ thực dưỡng. Đây cũng là công thức mới làm phong phú thêm thực đơn bữa sáng gia đình mà chị em có thể lưu lại để trổ tài khi có dịp. Nhưng trước hết, bạn hãy chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu dưới đây:

  • Bột gạo lứt: 75g;
  • Tinh bột khoai tây: 60g;
  • Tinh bột đậu xanh: 45g;
  • Gốc hành lá: 1 ít cắt nhỏ;
  • Hành tây: 1 củ;
  • Ngò rí;
  • Nước hầm xương (xương gà/xương heo): 850ml;
  • Tôm: 150g;
  • Thịt xay: 100g;

Chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu cần thiết để làm bánh đúc 

Chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu cần thiết để làm bánh đúc 

Làm sao để chọn mua được nguyên liệu ngon?

Món bánh đúc gạo có ngon hay không phụ thuộc rất nhiều vào nguyên liệu. Tuy nhiên, việc lựa chọn nguyên liệu tươi ngon như thế nào không phải ai cũng biết. Khám phá ngay một số bí quyết sau:

  • Bột gạo lứt nên chọn loại được xay nhuyễn từ gạo lứt rồi sau đó tiếp tục rang chín. Lúc này hàm lượng vitamin, khoáng chất cùng các nguyên tố vi lượng có lợi cho sức khỏe được giữ nguyên hoàn toàn.
  • Bột gạo lứt có thể mua ở cửa hàng chuyên bán thực phẩm khô, chợ, siêu thị hoặc đặt mua trực tuyến tại các địa chỉ đảm bảo uy tín.
  • Thịt nên mua nguyên miếng rồi nhờ người bán xay hoặc tự xay tại nhà là ngon nhất.
  • Bạn nên lựa phần thịt nạc có màu hồng, đỏ nhạt với lớp mỡ trắng ngà, độ trong vừa phải. Khi cắt miếng thịt khô ráo và có độ phẳng.
  • Khi nhấn vào thịt có cảm giác đàn hồi mới là thịt tươi.
  • Những miếng thịt đã xỉn màu, mềm nhũn, mùi hôi hay có chảy nhớt thì đừng nên mua nhé.

Hướng dẫn thực hiện bánh đúc nóng gạo lứt

Sau đây là các bước hướng dẫn để làm bánh đúc gạo lứt nóng ngon chuẩn, dinh dưỡng mà chị em có thể tham khảo thêm:

Pha bột bánh đúc

Nước hầm xương bạn có thể hầm từ xương gà hoặc xương heo. Hầm đủ lượng nước là 850ml. Bạn giữ lại phần dầu có trong nước hầm xương để giúp bột bánh đúc nóng ngon, mềm hơn.

Cho bột gạo lứt vào nồi nước hầm xương, thêm tinh bột đậu xanh + tinh bột khoai tây rồi khuấy đều để tinh bột tan, không bị vón cục.

Để lửa trung bình, bột sệt lại thì cho ½ muỗng cafe muối thì liên tục khuấy đều cho đến khi bột đặc, mịn trong là được. Bột đạt yêu cầu là nhấc lên chảy ngắt quãng, không chảy thành dòng. Lúc khuấy bột được hơn nửa thời gian thì bạn tăng lửa mạnh. Lưu ý: Phải khuấy bột liên tục và đảm bảo chín hoàn toàn thì ăn bánh mới ngon, bột sống có mùi khó chịu.

Tắt bếp, đậy nắp để giữ bột bánh đúc luôn nóng. Lý do là vì bánh đúc gạo lứt thực hiện theo cách này thích hợp ăn nóng.

Quấy chín bột bánh đúc

Quấy chín bột bánh đúc

Làm nước mắm chua ngọt

Cho vào chén 2 muỗng canh đường, 4 muỗng canh nước lọc, 2 muỗng canh nước mắm. Tùy thuộc vào độ đạm của nước mắm mà bạn điều chỉnh lưu lượng cho phù hợp. Sau đó thêm vào 1 muỗng canh nước cốt chanh rồi khuấy đều. Thêm tỏi và ớt băm vào, khuấy đều là hoàn thành nước chấm. Tùy thuộc vào sở thích ăn cay mà bạn gia giảm hay tăng lượng tỏi và ớt băm cho phù hợp.

Làm nước mắm chua ngọt

Làm nước mắm chua ngọt

Xào nhân bánh đúc

  • Hành tây bóc vỏ, thái nhỏ hạt lựu. Có thể thay thế hành tây bằng củ sắn đều được.
  • Tôm rửa sạch, bóc vỏ;
  • Thịt băm nhuyễn.

Đặt chảo lên bếp ở lửa lớn. Cho vào 2 muỗng canh dầu ăn, khi dầu nóng thì cho hành tây đã thái hạt lựu vào phi cho thơm. Thêm 100g thịt vào đảo cho săn lại, khi thịt tách rời thì cho 150 tôm vào đảo đều cho chín.

Nêm vào ½ muỗng cafe muối để nhân đậm đà. Thêm hành lá, ½ muỗng cafe tiêu rồi đảo đều cho nhân chín, thêm một ít tương ớt (tùy thích) rồi đảo đều và xào cho đến khi chín hoàn toàn thì tắt bếp.

Xào chín nhân bánh 

Xào chín nhân bánh 

Thưởng thức

Bạn múc bột gạo lứt vào chén, cho nhân lên trên, rắc một ít hành phi, nước mắm và ngò rí là đã có thể thưởng thức rồi đấy. Bánh đúc nóng thơm mùi đặc trưng của gạo lứt, bột dẻo, nóng hổi ăn kèm nhân tôm thịt đậm đà ngon khó cưỡng.

Ăn bánh đúc gạo lứt có tốt không?

Bánh đúc gạo lứt được xem là một món bánh có hiệu quả chống đói tuyệt vời. Việc các cơ sở sản xuất thêm hàn the trong quá trình chế biến sẽ giúp tăng độ dẻo dai và thời gian bảo quản của bánh. Khi ăn quá nhiều thực phẩm chứa hàn the có ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa, trao đổi chất dẫn tới ung thư dạ dày, trực tràng. Do đó, chỉ nên ăn một lượng vừa đủ nhé.

Vậy là bạn đã hoàn thành cách làm bánh đúc gạo lứt rồi đấy. Công thức làm món bánh này không quá khó như bạn nghĩ mà ăn lại vô cùng dinh dưỡng, dễ tiêu, thích hợp với trẻ em, người lớn. Chúc chị em thành công với món bánh đúc gạo lứt nhé!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây