Bánh đúc nóng hay còn được biết đến là bánh đúc chén nhân thịt được làm từ bột gạo, là món ăn đặc trưng của miền Bắc. Trong thời tiết sẽ lạnh mùa đông được thưởng thức chén bánh đúc nóng với nhân thịt mặn mà cùng nước chấm chua ngọt thì còn gì bằng. Với hướng dẫn cách làm bánh đúc miền Bắc dưới đây, bạn sẽ có được món ngon đãi cả nhà bữa sáng nhé!
Nguyên liệu làm bánh đúc miền Bắc
Muốn làm bánh đúc nóng miền Bắc ngon chuẩn vị, chị em cần chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu dưới đây:
Phần bánh đúc
- Bột gạo: 250g;
- Bột năng: 75g;
- Bột nếp: 20g;
- Nước: 1375ml (5.5 cups);
- Dầu ăn: 30m;
Phần nhân bánh
- Nấm đông cô: 20g;
- Nấm mèo: 20g;
- Thịt nạc dăm: 300g;
- Hành lá, hành tím: 40g;
- Hành tây: 90g;
- Ớt;
- Gia vị: muối, mì chính, nước mắm, đường, tiêu, bột ngọt;
- Hành phi, ngò rí;
Hướng dẫn cách làm bánh đúc miền Bắc
Bánh đúc miền Bắc ăn nóng rất ngon, là món ăn gây thương nhớ với biết bao nhiêu người. Giờ đây, bạn hoàn toàn có thể thực hiện thành công món bánh này theo hướng dẫn dưới đây:
Ngâm bột
Đầu tiên cho bột gạo + bột nếp + bột năng + 2 muỗng cafe muối và thêm lượng nước đầy âu chứa bột. Sau đó khuấy đều. Nếu bạn thích bánh dai hơn có thể gia tăng lượng bột năng, giảm lượng bột gạo xuống. Chẳng hạn, 1.5 cup bột năng và 1 cup bột gạo.
Trong quá trình ngâm bột nếu có thời gian, bạn có thể lắng lọc bột. Nghĩa là bỏ phần nước ở trên và thay vào một lượng bằng với lượng nước đã đổ đi. Thực hiện thao tác này 2 – 3 lần thì bột khi quấy sẽ ngon hơn. Nếu không có thời gian, chỉ cần lắng lọc 1 lần là được.
Để bột trong 1 tiếng và lắng lọc 2 lần.
Sơ chế nhân
- Nấm mèo và nấm đông cô ngâm trong nước ấm cho nở, sau đó rửa sạch rồi thái nhỏ.
- Hành lá rửa sạch, thái nhỏ;
- Hành tím thái nhỏ;
- Hành tây thái nhỏ;
- Ớt tươi băm nhuyễn;
- Làm mỡ hành: Bạn cho vào hành tươi ½ muỗng cafe muối, 2 muỗng canh dầu ăn. Sau đó, nấu sôi dầu ăn chế trực tiếp vào hành thì hành sẽ giữ được màu xanh, không bị đen.
- Thịt heo chọn loại có nạc có mỡ (thịt nạc dăm), rửa sạch và để ráo rồi cho vào máy xay nhuyễn hoặc băm nhuyễn tùy ý. Xay thịt cùng 1 củ hành tím, ½ muỗng cafe muối, 1 muỗng cafe đường, ½ muỗng cafe nước mắm, 1 ít tiêu rồi xay nhuyễn.
Sơ chế nguyên liệu phần nhân bánh đúc
Nấu nước mắm
Vì bánh đúc nóng miền Bắc ăn với nhiều nước mắm nên cần nấu nước mắm để giữ được lâu hơn.
Cho vào nồi 250ml nước lọc + 25g đường + 30ml nước mắm ngon, khuấy đều và nấu cho tan đường. Tùy thuộc độ đạm của nước mắm mà tỷ lệ này có thể thay đổi, bạn cần điều chỉnh sao cho phù hợp với nước mắm gia đình.
Sau khi đường tan, bạn tắt bếp và đợi thật nguội thì cho 1 muỗng canh cốt chanh, ớt băm nhuyễn vào. Khuấy đều.
Làm nước mắm ăn bánh đúc
Xào nhân
Cho 1 muỗng canh dầu ăn dầu chảo, thêm hành tím băm và xào cho thơm. Tắt bếp rồi cho thịt vào chảo, khéo léo dùng đũa tách cho thịt rời ra. Sau đó, bật bếp để lửa trung bình, đảo đều cho thịt chín tái thì cho nấm vào đảo.
Khi thịt đã chín bạn cho hành tây vào tiếp tục đảo đều ở lửa lớn 1 – 2 phút cho nhân chín. Tắt bếp và thêm vào một ít tiêu + 1 muỗng canh hành phi để nhân dậy mùi và ngon hơn. Tắt bếp là hoàn thiện.
Xào chín nhân bánh đúc
Pha bột bánh đúc
Cho bột đã lắng lọc hai lần vào nồi sâu lòng, đáy dày. Ban đầu quậy bột ở lửa lớn liên tục, nhất là phần đáy để bột không dính. Sau 5 phút bột bắt đầu nặng tay thì bạn hạ lửa nhỏ và tiếp tục quậy. Ở đoạn này bột khá lợn cợn và bạn tiếp tục quậy và hạ lửa nhỏ hơn, bột càng quậy thì càng mịn, không bị vón cục.
Quấy chín bột bánh đúc
Bột mịn và trong dần bạn tiếp tục quậy cho đến khi bột trong hơn thì cho 30ml dầu ăn và tiếp tục nấu cho đến khi bột nhỏ ngắt đoạn, không chảy thành dòng là đạt. Đánh bột ở lửa nhỏ trung bình. Lưu ý: Khi bạn cho dầu vào bột sẽ có hiện tượng dầu tách với bột nhưng tiếp tục khuấy cả hai sẽ hòa quyện với nhau.
Sau khi quấy được 20 phút bột đã chín nhưng chưa đạt. Bạn tiếp tục quấy thêm 5 phút để bột chín hẳn, dẻo, đặc thì tắt bếp.
Thưởng thức bánh đúc nóng
Cần lưu ý gì để bánh đúc miền Bắc ngon hơn?
- Toàn bộ các bước ngâm bột và thay nước phải được thực hiện theo đúng hướng dẫn thì mới đảm bảo được bột nở mềm, không còn mùi bột khô khó chịu nữa. Trường hợp bạn lựa chọn loại bột được xay từ gạo thì có thể bỏ qua được bước thực hiện này.
- Bánh đúc miền Bắc càng nhiều bột năng thì sau khi hoàn thành lại càng mềm, dẻo và dai hơn. Ngược lại, tỉ lệ bột gạo cao hơn các loại bột khác thì bánh lại cứng giòn. Nếu muốn thưởng thức bánh đúc cưng hãy giảm bớt lượng nước cho vào bột nhé.
- Trường hợp bột quá đặc hãy giảm lửa đun xuống.
- Chọn phới lồng để bột sau khi khuấy được mịn hơn.
- Bánh đúc sau khi chế biến nhưng không ăn hết có thể cho vào hộp rồi đậy kín nắp. Bảo quản trong tủ lạnh và hâm lại với lò vi sóng.
Bánh đúc chín bạn múc ra chén, thêm nhân, hành phi, mỡ hành, ngò, chan nước mắm vào bánh là đã có thể thưởng thức. Bánh đúc chín nóng hổi, ăn kèm với nhân cực kỳ ngon và hấp dẫn. Chúc chị em thực hiện thành công với món bánh đúc truyền thống này nhé!