Bánh nhãn là món ăn vặt, món quà của người dân Nam Định. Sở dĩ bánh có tên gọi là bánh nhãn vì nó có hình dạng giống quả nhãn, hương vị dân dã nhưng ngon, ăn rất cuốn. Bánh được làm từ các nguyên liệu đơn giản nhưng dưới bàn chế biến khéo léo của người làm bánh, món bánh này lại mang hương vị độc đáo, ăn giòn tan trong miệng. Cùng học cách làm bánh nhãn bằng bột mì theo nội dung sau đây.
Nguyên liệu làm bánh nhãn
Bánh nhãn vẫn là cái tên “lạ lẫm” với nhiều người. Nhưng nếu bạn ở miền Bắc chắc chắn sẽ biết đến hương vị dân dã này như một đặc sản nổi tiếng của Nam Định. Để làm bánh nhãn trước hết cần chuẩn bị các nguyên liệu cần thiết dưới đây:
- Bột mì: 130g;
- Đường cát trắng: 120g;
- Trứng gà: 2 quả;
- Gừng: 30g;
- Muối: ¼ muỗng cafe;
Hướng dẫn cách làm bánh
Nhìn chung, cách làm bánh nhãn bằng bột mì không quá khó, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước hướng dẫn dưới đây:
Bước 1. Đập 2 quả trứng vào tô (sử dụng cả lòng trắng lẫn lòng đỏ thì bánh sẽ xốp hơn, nếu thích ăn bánh đặc bạn chỉ dùng lòng đỏ trứng). Đánh đều trứng rồi cho từ từ bột mì vào tô đồng thời khuấy đều. Thực hiện thao tác cho đến khi tạo thành khối bột là được. Tùy thuộc vào độ hút nước của bột, bạn có thể cho thêm hoặc giảm bột là tùy ý nhé.
Bước 2. Sau khi bột trộn tạo thành khối, chúng ta chuyển sang nhào bột bằng tay cho đến khi thu được khối bột mịn, dẻo, không dính tay là đạt. Vê tròn và để bột vào tô, phủ kín bằng màng thực phẩm để bột nghỉ 15 phút.
Nhào cho đến khi bột thành khối, không dính tay là được
Bước 3. Sau đó, bạn nhào sơ lại bột rồi chia nhỏ bột. Mục đích để se bột thành sợi dài dễ dàng hơn. Bạn nên cắt bột nhỏ và nặn hình tròn nhỏ vì bánh còn nở phồng khi chiên đồng thời chia nhỏ giúp bánh nhanh chín, ngon và giòn hơn. Khi viên bánh nên để các bánh cách xa nhau để bánh không dính vào nhau.
Viên tròn bánh kích thước nhỏ
Bước 4. Sau khi viên bánh nhãn hoàn thành thì chúng ta đi chiên bánh thôi nào. Đặt nồi hoặc chảo sâu lòng lên bếp, cho dầu ngập bánh. Khi dầu ấm thì bắt đầu cho bánh nhãn vào nồi để chiên bánh, chiên ở lửa nhỏ. Mục đích cho bánh vào khi dầu ăn còn ấm để bánh vàng đều từ trong ra ngoài, nếu cho vào khi dầu sôi mạnh thì bánh vàng bên ngoài, bên trong chưa chín, bánh chín không đều.
Chiên bánh nhãn ở lửa nhỏ để bánh chín đều từ ngoài vào trong
Trong khi chiên bánh bạn dùng vá đảo nhẹ cho bánh chín đều. Bánh nhãn khi chiên được 3 – 5 phút bắt đầu nổi trên bề mặt, nở phồng. Khi bánh vàng đều bạn thử bánh chín bằng cách kiểm tra phần bột bên trong, nếu bột khô nghĩa là bánh đã chín. Bánh chín cho ra đĩa, để nguội. Tiếp tục chiên tiếp mẻ bánh khác cho đến khi hết bột.
Bước 5. Cho đường và một ít nước cùng muối và nước cốt gừng vào chảo. Đặt lên bếp và khuấy cho đến khi đường sệt, thì chi bánh nhãn vào. Đảo cho đến khi đường áo bên ngoài màu trắng đục là được. Nhớ trộn đều để đường áo đều quanh mặt bánh.
Bánh nhãn chín áo một lớp đường trắng đục bên ngoài
Bước 6. Bánh nhãn chín áo một lớp đường trắng bên ngoài. Bánh khi ăn giòn tan trong miệng, thơm mùi trứng có vị ngọt thanh của lớp vỏ ngoài, thơm mùi gừng thoang thoảng. Bạn có thể cho bánh nhãn vào bao hoặc hộp đậy kín và sử dụng lần, có thể đặt trong ngăn mát tủ lạnh để bánh giữ được độ giòn lâu hơn.
Yêu cầu thành phẩm
Bánh nhãn được làm bằng bột mì có hương vị thơm ngon. Những chiếc bánh hình tròn nhỏ xinh với độ ngọt vừa phải. Khi thưởng thức cảm nhận rõ được vị thơm béo của đường và độ giòn, dai của lớp vỏ bánh bên ngoài.
Bánh nhãn có thể bảo quản được trong hộp kín hay túi kín trong thời gian từ 1 – 2 tuần. Đây chắc chắn là món quà tuyệt vời để bạn dành tặng những người yêu thương của mình.
Lưu ý cần nhớ khi làm bánh nhãn
- Chiên bánh trên ngọn lửa vừa là một phương pháp chuẩn nhất khi chế biến món bánh này. Lửa quá lớn làm dầu bị bắn ra bên ngoài, bánh sẽ bị nổ và có thể cháy lớp vỏ bên ngoài.
- Nên rán bánh thật khô thì phần ruột bên trong mới đặc, giòn từ trong và ngoài, không có cảm giác dai.
- Phải chờ tới khi bánh nhãn nguội thì mới áo lớp vỏ bên ngoài. Nếu làm sớm quá bánh sẽ bị ỉu, dai và không còn ngon nữa.
Cách làm bánh nhãn bằng bột mì thực hiện cực kỳ đơn giản, không đòi hỏi quá nhiều yêu cầu kỹ thuật. Tuy nhiên bạn cần đảm bảo khâu nhào bột mịn, thời gian có thể nhiều nhưng hãy kiên trì nhé. Chúc chị em thực hiện thành công với món ăn vặt đặc sản Nam Định này nhé!