Cùng vào bếp học cách làm bánh dày nhân mặn quen mà lạ

0
257

Bánh dày được biết đến như món ăn truyền thống của người Việt. Món bánh này được biến tấu thành nhiều công thức khác nhau. Nếu bạn đã quen với vị bánh ngọt có thể thử trổ tài làm bánh dày nhân mặn cực ngon theo hướng dẫn chi tiết từ bài viết dưới đây. Cùng vào bếp làm món bánh truyền thống quen mà lạ để gợi nhớ hương vị truyền thống nhé!

Những lợi ích tốt cho cơ thể khi ăn bánh dày nhân mặn

Nguyên liệu chính của bánh dày mặn là thịt heo với nhiều axit amin tốt cho cơ thể và đặc biệt cần thiết cho sự tăng trưởng, phát triển. Món bánh này đặc biệt phù hợp với những người đang luyện tập thể hình, mới phẫn thuật hay vận động viện phục hồi.

Thịt lợn cung cấp một lượng lớn vitamin, khoáng chất. Trong đó, vitamin B đóng một vai trò quan trọng để điều hòa các chức năng của cơ thể.

Nguyên liệu cần chuẩn bị

Bánh dày vị mằn mặn, đậm đà của nhân cùng vỏ bánh dẻo dai của bột nếp hấp dẫn nhiều người. Đây là món ăn dân dã nhưng rất được ưa chuộng. Mỗi vùng miền sẽ có công thức làm bánh khác nhau nhưng nhìn chung, hương vị và nguyên liệu làm bánh cơ bản gần như nhau.

  • Bột nếp: 250g;
  • Bột gạo: 50g;
  • Muối: 2 muỗng cafe;
  • Thịt nạc vai xay: 250g;
  • Đậu xanh đã bóc vỏ: 100g;
  • Dầu ăn: 3 muỗng canh;
  • Lá chuối;
  • Hành tím: 1 củ;
  • Hành lá;
  • Gia vị: tiêu, hạt nêm, đường,…

Hướng dẫn thực hiện

Bánh dày nhân mặn vỏ dai, thơm nếp còn bên trong là nhân đỗ xanh cùng thịt béo, bùi rất ngon. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách thực hiện:

Sơ chế các nguyên liệu

  • Đậu xanh bóc vỏ rửa sạch, ngâm với nước ấm trong 1h cho đậu nở mềm.
  • Hành tím bóc vỏ, băm nhuyễn.
  • Lá chuối rửa sạch, để ráo.
  • Thịt heo băm nhuyễn ướp với gia vị gồm với 1 muỗng cà phê muối, ½ muỗng cà phê tiêu, 1 muỗng cà phê hạt nêm, 1 muỗng canh nước mắm trong 10 phút cho thấm gia vị.
  • Hành lá cắt nhỏ.

Làm phần nhân bánh

Bước 1. Đậu xanh khi đã ngâm mềm bạn rửa lại với nước 1 lần nữa. Sau đó, cho đậu vào hấp hoặc luộc chín. Nếu luộc đổ nước xâm xấp mặt đậu và nhớ hớt bọt khi luộc. Luộc cho đến khi đậu mềm thì tắt bếp.

Bước 2. Bạn chia đậu thành 3 phần bằng nhau. 1 phần cho vào tô, 2 phần còn lại giã nhuyễn.

Bước 3. Bạn bắt chảo lên bếp, thêm 2 muỗng canh dầu ăn và phi thơm với hành tím băm nhỏ. Cho thịt heo đã ướp vào xào trong 5 phút, nhớ đảo liên tục để thịt chín săn lại.

Bước 4. Sau đó bạn cho đậu xanh đã giã nhuyễn, hành lá vào cùng với thịt. Tiếp tục đảo đều cho đến khi cả hai nguyên liệu hòa tan vào nhau, sệt lại thành khối là đạt. Tắt bếp và để cho nhân nguội bớt.

Bước 5. Bạn chia nhân thành các phần bằng nhau, dùng tay vo nhân đậu xanh và thịt thành những viên tròn, kích thước nhỏ, đường kính khoảng 2cm.

Bước 6. Cho tất cả số nhân vừa hoàn thiện ra đĩa, dùng màng thực phẩm bọc kín nhân để nhân không bị khô.

Hoàn thiện nhân bánh

Hoàn thiện nhân bánh

Phần vỏ bánh dày

Bước 1. Bạn cho bột nếp, bột gạo đã chuẩn bị cùng 1 muỗng cafe muối vào âu lớn rồi trộn đều. Thêm 1 muỗng canh dầu ăn. Tiếp tục trộn đều.

Bước 2. Đổ 150ml nước ấm, từ 50 – 60 độ C vào âu bột, đồng thời trộn đều để bột hòa với nước.

Bước 3. Sau đó, bạn dùng tay để nhào bột nếp. Nhào cho đến khi nào bột dẻo và mịn thì ngừng, thời gian nhào bột dao động từ 15 – 20 phút.

Bước 4. Bọc kín âu bột bằng màng thực phẩm và để cho bột nếp nghỉ trong thời gian 30 phút.

Trộn bột vỏ bánh dày nhân mặn

Trộn bột vỏ bánh dày nhân mặn

Hoàn thiện bánh dày nhân mặn

Sau khi bột nghỉ đủ thời gian, bạn chia bột thành các phần bằng nhau. Số lượng bột chia tương đương với số nhân đã chia.

Bạn vo tròn cục bột rồi dùng tay ấn dẹp, sau đó đặt nhân vào giữa bánh rồi vo tròn lại sao cho phần bỏ bao bọc trọn phần nhân.

Thực hiện lần lượt cho đến khi hết bột.

Tạo hình cho bánh dày

Tạo hình cho bánh dày

Hấp bánh

Lá chuối rửa sạch, để ráo và cắt thành miếng vuông với số lượng bằng với số bánh dày vừa hoàn thành ở trên.

Bạn phết một lớp dầu lên lá chuối và đặt bánh dày lên.

Trong thời gian tạo hình bánh, bạn bắt một nồi nước. Khi nước sôi thì cho bánh vào xửng hấp, đặt vào trong nồi và hấp bánh khoảng 20 phút là bánh chín.

Nếu là xửng hấp inox bạn nên phủ khăn sạch lên bề mặt để tránh hơi nước nhỏ vào vỏ bánh. Còn nếu dùng xửng hấp bằng tre, bạn không cần phủ khăn.

Hấp chín bánh dày

Hấp chín bánh dày

Hoàn thiện bánh dày

Bánh dày sau khi hấp chín lấy ra khỏi xửng hấp, đợi cho hơi nguội thì lăn qua phần đầu xanh đã chừa lại trước đó (đã giã nhuyễn, tơi). Thực hiện thao tác lần lượt với số bánh còn lại là hoàn thiện.

Bánh dày nhân đậu xanh thịt mặn vỏ bánh trắng, dẻo dai với phần nhân bên trong có vị béo, bùi ăn ngon mà không hề ngán. Nếu bạn sử dụng không hết, hãy cho bánh vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản và dùng dần.

Lăn bánh qua đậu xanh là hoàn thành

Lăn bánh qua đậu xanh là hoàn thành

Lưu ý khi làm bánh dày nhân mặn

Ở công đoạn làm vỏ bột bánh, bạn chia bột thành nhiều phần bằng nhau, ấn dẹp và sau đó mang bột đi luộc chín. Khi bột đã chín thì cho ra tô đã phết một lớp dầu quanh thành tô, dùng chày inox giã nhuyễn bột rồi mới tạo hình bánh.

Cũng chia bột đã giã thành các phần bằng nhau với số lượng bằng số lượng nhân, nhớ phết một lớp dầu trên tay để dễ thao tác hơn với bột. Đặt nhân vào giữa bánh, vo tròn, ấn dẹp và lăn qua đậu xanh là hoàn thiện.

Đây là cách thứ hai để làm bánh dày nhân mặn. Bạn có thể tùy chọn cách làm bánh sao cho thuận tiện và phù hợp nhất.

Trên đây là hướng dẫn cách làm bánh dày nhân mặn cực đơn giản mà vô cùng ngon mà bài viết chia sẻ cho bạn. Chúc các bà nội trợ thực hiện thành công công thức làm bánh dày truyền thống để chiêu đãi cả nhà nhé!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây