Bật mí cho bạn cách làm bánh đúc chay ngon miễn chê

0
218

Bánh đúc là món ăn dân dã gắn liền với tuổi thơ của nhiều người. Có nhiều loại bánh đúc khác nhau như bánh đúc nóng mặn, bánh đúc ngọt, bánh đúc lạc,… Hôm nay, bài viết này sẽ bật mí với bạn cách làm bánh đúc chay ngon khó cưỡng, đậm chất quê hương. Hãy cùng thực hiện nhé!

Bánh đúc chay có bao nhiêu calo?

Trong một chiếc bánh đúc chay có thành phần chủ yếu là nấm và các loại rau củ cùng bột gạo. Bánh không chứa thành phần thịt hay thịt mỡ. Do đó, cứ tính trung bình 100g bánh đúc chay chứa 200 calo/

Nguyên liệu cần chuẩn bị để làm bánh đúc chay

Phần vỏ bánh đúc chay tương tự như phần bánh đúc truyền thống, chỉ khác ở phần nhân bánh. Sau đây là các nguyên liệu mà bạn cần chuẩn bị:

Phần bột bánh

  • Bột gạo: 400g;
  • Bột năng: 46g;
  • Muối: 1 muỗng cafe;
  • Nước cốt dừa lon: 500ml;

Lưu ý: Công thức làm bánh đúc chay từ bài viết áp dụng cho bột gạo Vĩnh Thuận.

Phần nhân bánh

  • Hành lá: vài cọng;
  • Cà rốt: 170g;
  • Củ sắn: 300g;
  • Đậu hũ: 100g;
  • Nấm: 200g;
  • Hành tây: 250g;

Hướng dẫn cách làm bánh đúc chay

Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ các nguyên liệu cần thiết, chúng ta cùng bắt tay vào thực hiện theo hướng dẫn dưới đây:

Phần bột bánh bò

Bước 1. Bạn cho 400g bột gạo + 46g bột năng + 1 muỗng cafe muối vào tô lớn rồi trộn đều. Thêm 500ml nước lọc vào bột và tiếp tục khuấy cho tan đều, không còn bột lợn cợn là được. Thêm 500m nước cốt dừa rồi khuấy cho đều.

Bước 2. Cho 500ml nước lọc vào chảo sâu lòng, nấu cho đến khi nước vừa sôi là có thể dùng để khuấy bột. Bạn cho từ từ hỗn hợp bột vào nước lọc, liên tục khuấy và tiếp tục thêm cho đến khi hết bột. Tắt bếp thì thêm vào 2 muỗng canh dầu dừa để bánh mịn và béo. Trộn cho dầu dừa tan đều vào bột, bột không bị vón cục.

Bước 3. Cho dầu vào khuôn hình tròn, cho bột vào khuôn và đặt trên xửng hấp, đậy nắp và mang khuôn đi hấp. Bạn có thể hấp bằng xửng tre hoặc xửng inox. Đối với xửng inox bạn phải phủ khăn để hơi nước không nhiễu xuống bột trong quá trình hấp, còn xửng tre thì không cần.

Hấp bánh đúc ở lửa lớn trong 30 - 40 phút

Hấp bánh đúc ở lửa lớn trong 30 – 40 phút

Bước 4. Hấp bánh ở lửa lớn trong thời gian 40 phút. Tùy thuộc vào khuôn và đổ bột dày hay mỏng mà bạn tăng giảm thời gian cho phù hợp. Kiểm tra bánh chín bằng cách dùng tăm xóc vào bánh, tăm khô ráo, không dính bột nghĩa là bánh đã chín.

Bước 5. Để bánh nguội rồi mới sử dụng sẽ ngon hơn so với thưởng thức bánh nóng. Trong quá trình để bánh nguội, bạn nên úp ngược khuôn để bề mặt bánh không bị nhăn nheo, bánh nguội từ từ mà không bị sốc nhiệt.

Phần nhân bánh

Sơ chế phần nhân bánh đúc chay

Sơ chế phần nhân bánh đúc chay

Đầu tiên, bạn sơ chế các nguyên liệu nhân:

  • Hành lá rửa sạch, để ráo và thái nhỏ.
  • Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch và thái hạt lựu nhỏ.
  • Củ sắn bào vỏ, rửa sạch và thái hạt lựu nhỏ.
  • Đậu hũ bạn cắt đôi, chiên đều các mặt để thái nhỏ dễ dàng hơn, không bị nát.
  • Nấm hương cắt nhỏ;
  • Hành tây thái nhỏ;

Chiên đậu hũ trước khi thái nhỏ

Chiên đậu hũ trước khi thái nhỏ

Xào nhân: Cho 1 muỗng canh dầu ăn vào chảo, phi thơm với hành lá ở lửa lớn. Sau đó, bạn cho cà rốt vào xào trước, đảo đều khoảng 1 phút thì cho củ sắn + nấm + đậu hũ + hành tây vào đảo cùng. Nêm vào 1 muỗng cafe muối, 1 muỗng cafe tiêu + 2 muỗng canh dầu màu điều (tùy ý) rồi trộn đều 2 phút là tắt bếp.

Hoàn thiện bánh đúc chay

Bánh đúc nguội thì bạn úp ngược bánh để lấy ra khỏi khuôn. Thoa dầu vào dao và cắt bánh thành miếng vừa ăn cho ra đĩa, thêm nhân lên bánh, cho một ít ngò rí, đồ chua và ăn kèm với tương chua ngọt/nước mắm chay chua ngọt là đã có thể thưởng thức.

Cắt bánh đúc thành miếng vừa ăn, thêm nhân và thưởng thức

Cắt bánh đúc thành miếng vừa ăn, thêm nhân và thưởng thức

Yêu cầu thành phẩm

Món bánh đúc chay nóng hổi, mềm và đạt độ dẻo chuẩn được chế biến từ bột gạo cùng phần nhân nấm, rau củ giòn. Nước chấm nước mắm cay làm nên một món bánh đúc chay hấp dẫn đặc biệt phù hợp cho những ngày đông se lạnh.

Làm sao để bảo quản bánh đúc thơm ngon?

Muốn giữ cho món bánh đúc luôn ngon mà không phải tốn nhiều công sức hấp lại trên nồi, bạn chỉ cần ủ nóng bánh trong nồi cơm điện là được.

Nếu khi ăn vẫn còn một ít bánh đúc dư trong chén, bạn chỉ cần đổ vào nồi cơm điện một chút nước rồi đặt chén bánh đúc này vào rồi giữ nhiệt độ ấm thông qua hơi nước. Cách này sẽ làm bánh nóng nhưng không lo bị cháy.

Bánh đúc chín mềm, thơm ăn bánh mềm, tan trong miệng, thơm béo cốt dừa kèm với nhân rau củ vô cùng hấp dẫn. Chúc các bạn thành công với cách làm bánh đúc chay mà bài viết này chia sẻ để có món ăn ngon chiêu đãi gia đình trong những ngày ăn chay nhé!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây