Thử làm bánh đúc nước cốt dừa vừa béo vừa ngon, ăn hoài không ngán

0
205

Bánh đúc là món ăn truyền thống của người Việt có từ lâu đời. Bánh ăn giòn, mát, mịn mà lại no bụng, dễ tiêu hóa. Ngày nay, bánh đúc được biến tấu thành nhiều công thức chế biến khác nhau nhưng vẫn giữ được hương vị truyền thống. Cùng thử làm món bánh đúc nước cốt dừa vừa ngon vừa lạ miệng theo hướng dẫn dưới đây. 

Nguyên liệu làm bánh đúc nước cốt dừa

Nguyên liệu cần để làm bánh đúc nước cốt dừa đơn giản, không quá cầu kỳ. Bạn cần chuẩn bị đầy đủ nguyên liệu làm bánh như sau:

Phần bột bánh

  • Bột gạo: 300g;
  • Bột năng: 50g;
  • Nước cốt dừa: 1 lít;

Nước cốt dừa bạn có thể xay nhuyễn từ 300g cốt dừa với nước, lọc lấy 1 lít để sử dụng. Hoặc mua nước cốt dừa lon pha sẵn.

Lọc lấy nước cốt dừa 

Lọc lấy nước cốt dừa 

Phần nhân ăn kèm

  • Thịt xay: 100g;
  • Cà rốt: 100g;
  • Hành Tây: 100g;
  • Hành lá: 50g;
  • Gia vị: Hành, tiêu, ớt, tỏi…
  • Chanh;

Chi tiết cách làm bánh đúc nước cốt dừa

Bánh đúc cốt dừa không yêu cầu quá nhiều yêu cầu kỹ thuật, tùy nhiên bạn cần chú ý nhất ở công đoạn hấp bánh. Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách làm bánh đúc nước cốt dừa thành công ngay từ lần đầu:

Pha bột

Cho bột gạo vào tô lớn, thêm bột năng cùng 5g muối, 5g bột ngọt, 5g bột nêm, 20g dầu ăn rồi cho vào 500ml nước cốt dừa, khuấy cho bột hòa đều rồi thêm 500ml nước cốt dừa còn lại, tiếp tục khuấy. Nếu thích ăn béo nhiều bạn có thể tăng lượng nước cốt dừa.

Khuấy liên tục theo một chiều cho đến khi bột mịn, để bột nghỉ trong thời gian 15 phút.

Phần nhân bánh

Đầu tiên là sơ chế các nguyên liệu cần thiết:

  • Hành tây bỏ vỏ, rửa sạch và thái nhỏ;
  • Cà rốt bỏ vỏ, rửa sạch và thái nhỏ;
  • Hành lá thái nhỏ;
  • Ớt băm nhuyễn;

Làm phần mỡ hành ăn kèm bánh: Cho 50g dầu ăn vào chảo cho đến khi dầu sôi thì cho dầu vào hành lá. Sau đó, bạn thêm 50g dầu chưa đun sôi vào chén hành lá để giữ hành được xanh. Hoàn thành phần mỡ hành. Không cho hành lá vào đun trên bếp cùng với dầu ăn, cách này khiến hành lá đen.

Xào nhân: Cho 40g dầu ăn vào chảo, phi thơm với hành tây. Đến khi nào hành tây trong lại thì bạn cho thịt đã xay đảo cho đến khi thịt săn lại thì nêm vào 10g bột nêm, 5g bột ngọt, 5g tiêu xay để nhân thơm hơn. Tiếp đến cho cà rốt thái nhỏ vào tiếp tục xào cho đến khi chín là hoàn thành nhân.

Nếu không thích ăn hành tây có thể thay bằng củ sắn. Lưu ý củ sắn thái, vắt bớt nước để xào nhân được ngon hơn nhé. Ngoài ra, bạn cũng có thể làm nhân bánh đúc bằng tôm thay cho thịt, ăn ngon không hề kém cạnh.

Xào chín nhân bánh đúc ăn kèm

Xào chín nhân bánh đúc ăn kèm

Làm bột bánh đúc

Bột ủ đủ thời gian lược qua rây rồi cho vào chảo chống dính sâu lòng để loại bỏ hoàn toàn bột bị vón cục. Dùng phới lồng khuấy liên tục theo một chiều ở lửa nhỏ, đảm bảo sao cho bột không đọng lại dưới đáy chảo là đạt.

Quấy trước bột bánh đúc

Quấy trước bột bánh đúc

Kiên nhẫn khuấy liên tục cho đến khi bột đặc lại. Tắt lửa. Lúc này bột vẫn còn lợn cợn, không mịn thì bạn tiếp tục quấy cho đến khi bột thật mịn, dẻo thì mang đi hấp bánh.

Thoa dầu ăn vào lòng khuôn bánh để sau khi hấp bột không dính. Bạn cho bột còn nóng khuôn, dàn đều cho bột đều trên mặt khuôn rồi đặt vào xửng hấp với nước đang sôi, phủ kín bằng khăn trên mặt xửng hấp và hấp trong thời gian 40 – 45 phút. Thời gian hấp bột tùy thuộc vào khuôn và lượng bột bạn đổ vào dày hay mỏng.

Bánh chín lấy ra khỏi nồi, để nguội từ 3 – 5 tiếng thì mới có thể thưởng thức. Bánh nguội dễ định hình và cắt thành miếng vừa ăn.

Hấp chín bánh 

Hấp chín bánh 

Làm phần nước chấm

Cho 3 chén nước vào tô, 1 chén nước mắm, 2 phần đường rồi hòa đều hỗn hợp. Sau đó, thêm nửa chén nước cốt chanh là được. Sau khi hòa tan hết đường thì bạn cho ớt băm, tỏi băm vào nước mắm.

Làm nước ăn kèm bánh đúc

Làm nước ăn kèm bánh đúc

Bột bánh nguội cắt thành từng miếng vừa ăn, cho lên đĩa, thêm nhân và hành lá là đã có thể thưởng thức. Bánh thơm mùi cốt dừa, mềm, giòn với nhân đa dạng hương vị kết hợp nước chấm chua ngọt khó mà cưỡng lại.

Yêu cầu thành phẩm của bánh đúc nước cốt dừa

Bánh đúc nước cốt dừa sau khi hoàn thành phải có lớp vỏ bên ngoài dẻo, mịn và giữ được độ dai. Hương thơm của bánh là sự hòa quyện hoàn hảo giữa bột gạo và nước cốt dừa. Từ đó, tạo nên độ béo, ngọt khó ai có thể cưỡng lại được.

Một số lưu ý cần nhớ khi làm bánh đúc nước cốt dừa

Những chiếc bánh đúc nước cốt dừa ngon và thơm lừng không chỉ cần công thức thực hiện mà còn phải chú ý một số điều sau:

  • Nếu bạn sử dụng loại bột bánh tự làm thì phải ngâm và thay nước để bột nở đều và không còn mùi hôi khó chịu nữa. Lượng nước cũng phải cho vừa đủ, không được quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng mạnh tới hương vị của bánh.
  • Khi bánh đúc nước cốt dừa muốn ngon hơn, dẻo hơn thì có thể tăng bột gạo. Còn muốn thưởng thức chiếc bánh mềm thì bổ sung thêm bột năng vào.
  • Bánh đúc quá mềm thì bạn nên giảm lượng nước sử dụng nhé.
  • Khi khuấy bột hãy sử dụng phới lồng sẽ tạo ra độ mịn cho bánh thành phẩm.

Như vậy là chúng ta đã hoàn thành cách làm bánh đúc nước cốt dừa rồi đấy. Với món ăn truyền thống này bạn cần phải chú trọng phần pha bột bánh, nhân bánh có thể tùy ý biến tấu, không nhất thiết phải theo công thức chia sẻ từ bài viết nhé!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây