Cách làm bánh nhãn giòn xốp ngon chuẩn đặc sản Nam Định

0
204

Bánh nhãn là đặc sản nổi tiếng của Nam Định. Những viên bánh tròn, nhỏ được làm từ gạo nếp, trứng, nước cốt dừa có hình dạng tương tự như trái nhãn. Mang hương vị dân dã nên bánh nhãn được rất nhiều người ưa thích. Nếu bạn tò mò về món bánh này, hãy cùng vào bếp thực hiện với mình theo hướng dẫn dưới đây. 

Bánh nhãn đặc sản ở đâu?

Bánh nhãn không giống như cái tên của loại bánh này, hoàn toàn không được chế biến từ quả nhãn. Nguyên liệu chính từ gạo tẻ hay gạo nếp được rán giòn với hình dạng của bánh giống một quả nhãn.

Món bánh này là đặc sản nổi tiếng của các tỉnh phía Bắc như Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An. Ở Nam Định, bánh nhãn được chế biến từ gạo nếp hương hoặc nếp cái hoa vàng cùng một số nguyên liệu khác như trứng gà, đường, mỡ lợn. Gạo được tuyển chọn kỹ, ngâm, xay nhuyễn rồi lọc qua một lớp vải. Từng bước thực hiện tỉ mỉ nên bánh không lo bị phồng rộp sau khi hoàn thành.

Bánh nhãn của vùng đất Thanh Hóa được làm từ nguyên liệu chính là bột gạo tẻ. Gạo trải qua các bước tuyển chọn kỹ, được ngâm cho nở đều rồi xay nguyễn, trộn cùng các thành phần khác. Đánh đều bột lên rồi vo tròn lại thành từng viên có kích thước nhỏ. Bạn có thể trang trí cùng một ít vừng để tăng thêm hương vị. Bánh được chiên giòn, tẩm một lớp mật mí hay đường ở phía bên ngoài.

Nguyên liệu làm bánh nhãn

Bánh nhãn giòn tan, hơi ngọt, ăn bùi bùi vui miệng mà cực ngon. Món bánh đặc sản Nam Định đặc biệt thích hợp để nhâm nhi trong ngày tết. Dưới đây là các nguyên liệu cần thiết để làm bánh:

  • Bột nếp: 500g;
  • Đường: 120g;
  • Trứng gà: 8 quả;
  • Vừng;
  • Dầu ăn;

Lưu ý: Để có bánh nhãn ngon đúng điệu bạn nên sử dụng bột nếp lọc. Trong trường hợp không có loại bột nếp lọc có thể sử dụng bột nếp Tài Ký hay bất kỳ loại khác tùy ý.

Hướng dẫn cách làm nhãn

Bánh nhãn rất dễ ăn, dễ làm quà mà đặc biệt công thức làm bánh cực đơn giản, chủ yếu từ gạo nếp. Khi đã chuẩn bị đầy đủ tất cả các nguyên liệu, chúng ta cùng thực hiện theo các bước dưới đây:

Bước 1. Cho vào trong thau lớn số đường đã chuẩn bị (120g), đập trứng vào cùng. Khuấy đều cho đến khi trứng gà và đường tan.

Bột bánh nhãn sau khi đã nhào hoàn thành

Bột bánh nhãn sau khi đã nhào hoàn thành

Bước 2. Cho cho từ từ bột nếp vào thau trứng, liên tục khuấy đều để bột hòa quyện với trứng. Sau đó, dùng tay nhào bột để bột dẻo mịn và tạo thành khối là đạt yêu cầu. Chia bột thành hai phần, một phần bột để làm bánh nhãn trơn, phần bột còn lại làm bánh nhãn lăn qua vừng cho đẹp mắt và tăng hương vị.

Lưu ý: Tùy thuộc vào bột cũ hay mới mà tính hút nước của bột sẽ khác nhau. Nếu bột quá khô bạn có thể cho thêm 1 quả trứng hoặc nước. Bột nếp đạt yêu cầu là không quá khô và không quá nhão, bánh sẽ bị biến khi chiên, không đẹp mắt.

Nặn bột thành những viên bột tròn nhỏ

Nặn bột thành những viên bột tròn nhỏ

Bước 3. Làm bánh nhãn: Chuẩn bị một cái khay, se bột thành hình trụ dài, sau đó cắt bột thành từng viên nhỏ. Nhúng tay qua dầu ăn rồi se bột thành viên tròn. Việc nhúng qua dầu giúp viên bột không dính vào nhau.

Bước 4. Làm bánh nhãn lăn qua vừng: Bạn rải vừng chưa rang lên khay, nặn bột tương tự như làm bánh nhãn ở bước ba và cho trực tiếp vào vừng. Lắc nhẹ phần bột là lớp vừng đã áo xung quanh bánh.

Bước 5. Đặt nóng chảo, cho lượng dầu ăn ngập bánh và đun sôi. Khi dầu sôi hạ lửa nhỏ thì cho bột vào. Đảo nhẹ để bột nổi lên trên và không dính vào nhau. Chú ý: Cho một lượng bánh vừa đủ, không cho quá nhiều để bánh chín đều. Trong quá trình chiên bánh cứ đảo nhẹ bằng vá để bánh chín đều.

Chiên cho bột chín vàng đều, giòn và nhẹ

Chiên cho bột chín vàng đều, giòn và nhẹ

Khi bánh nhãn giòn, cứng, nhẹ thì thử bánh đã chín hay chưa. Nếu bánh còn ướt ở giữa thì bánh chưa đạt. Bánh đạt là khi phần bột ở giữa chín, khô hoàn toàn. Bánh chín vớt ra ray cho ráo dầu.

Tiếp tục chiên với phần bánh áo vừng cho đến khi chín vàng, phần bánh giòn, bột bên trong khô, vớt bánh ra và để ráo dầu.

Bước 6. Làm lớp đường phủ bánh

Cho 100g đường trắng, nước và ¼ muỗng cafe muối vào chảo chống dính và khuấy cho đến khi hỗn hợp tan. Đun hỗn hợp trên bếp cho đến khi phần đường trong nồi bắt đầu đặc sánh lại thì cho bánh nhãn không có mè vào, sên cho đến khi thấy đường kết tinh và nổi trắng bám quanh bánh thì để đường khô thêm 1 chút là tắt bếp.

Làm lớp được phủ bên ngoài bánh nhãn

Làm lớp được phủ bên ngoài bánh nhãn

Yêu cầu thành phẩm

Bánh nhãn thực hiện thành công phải có hình tròn nhỏ, độ ngọt vừa phải với phần vỏ bánh bên ngoài vàng ươm, phần bột bên trong khô hoàn toàn. Bánh được bảo quản trong túi zip hoặc hộp kín từ 1 – 2 tuần.

Trình bày và thưởng thức bánh nhãn 

Trình bày và thưởng thức bánh nhãn 

Lưu ý gì khi làm bánh nhãn?

  • Bánh phải chiên trên ngọn lửa vừa phải. Nếu lửa quá lớn sẽ làm dầu bị bắn ra bên ngoài, bánh bị nổ và có thể cháy lớp vỏ bên ngoài.
  • Khi chiên bánh khô sẽ có phần ruột đặt ở bên trong, lớp vỏ bên ngoài giòn nhưng không dai.
  • Phải chờ cho bánh nguội thì mới phủ bên ngoài một lớp đường để bánh không ỉu và giữ nguyên vị ngon nguyên bản.

Bánh nhãn là món vặt được làm từ những nguyên liệu đơn giản như bột nếp, đường,.. nhưng có hương vị vô cùng đặc biệt. Bánh vàng ươm bên ngoài, cắn giòn tan trong miệng, thơm béo bùi, thơm lừng trứng thưởng thức cùng ly trà nóng thì còn gì bằng. Chúc chị em thực hiện thành công với món bánh nhãn này nhé!

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây